Thảm họa  Di tản từ Miền Trung Tháng Ba 1975 – Trần Lý

on

                                                                      Trần Lý

   Nếu cuộc lui binh tai hại của Vùng 2  kéo theo những thảm họa kinh hoàng của Quân dân VNCH trên Tỉnh lộ 7, thì sự bỏ chạy của Vùng 1 cũng gây những kết quả bi thảm không kém, nhất là với những người dân muốn trốn chạy CS, tìm mọi cách xuôi Nam trong tính trạng tuyệt vọng. Nhiều bài viết đã mô tả những nỗi thống khổ và chết chóc, người dân đã phải chịu khi chạy bộ theo đoàn quân VNCH rút lui.. ( không ai được biết kế hoạch nhẵn tâm của TT Thiệu, khi quyết định chỉ cho rút quân chính quy, bỏ lại toàn bộ Địa phương quân cùng Viên chức hành chính và.. dân lại cho CSBV !)

   

Thế giới thường chỉ biết, qua những Hãng Thông tấn thiên tả, về Chuyến bay kinh hoàng của chiếc Boeing 727 World Airlines ra khỏi Phi trường Đà Nẵng, nhưng các cuộc di tản của quân và dân Đà Nẵng bằng tàu-thuyền rất ít được nhắc đến trên báo chí. Những hình ảnh bi thảm đau khổ nhất, không thể tưởng tượng nổi đã diễn ra trên những phương tiện di chuyển đường biển.. chở người trốn chạy CS

  Từ cuối tháng Ba, 1975, tình hình quân sự tại Nam Việt Nam đi vào tuyệt vọng, dân chúng tại các Vùng 1 và 2 tìm đủ mọi cách để chạy xuống phía Nam. Các phương tiện dân sự như Hàng Không Việt Nam chỉ dành cho giới quyền thế và giàu có. KQ VNCH, trong tình cảnh ‘buộc cánh’, chỉ huy động được vài phi cơ vận tải mỗi ngày chưa đủ đáp ứng nổi nhu cầu chuyển vận quân sự và gia đình binh sĩ (nếu may mắn) của các cấp chỉ huy. Dân các Tỉnh ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Tuy Hòa.. chỉ còn trông chờ vào các phương tiện đường biển !

   Hải Quân VNCH, dù cho huy động toàn bộ số chiến hạm khả dụng đủ loại, cũng chưa đủ để di tản quân đội còn bị kẹt lại tại các Vùng 1 và 2.

   Hải Quân Hoa Kỳ, cũng bị trói tay bởi Hiệp Định Ba Lê (?), không thể đưa chiến hạm cùng các phương tiện quân sự trở lại VN, nhưng cũng có những kế hoạch để giúp di tản, ưu tiên cho nhân viên người Việt còn làm việc tại các Tòa Lãnh sự Mỹ tại miền Trung và tại các Văn phòng và tại các Cơ quan Viện Trợ của Mỹ tại các địa phương.., sau đó nếu có thể sẽ giúp chuyển vận các thường dân muốn chạy vào Nam.

    HQHK đã dùng Bộ Chỉ Huy Hải vận (Military Sealift Command) MSC cung cấp các phương tiện hàng hải chuyên chở.

   Ngày 24 tháng Ba, 1975 MSC đã gửi đến vùng biển Đà Nẵng những tàu kéo (tugboat) kèm theo 6 xà lan (barge, không động cơ). Đoàn tugboat này gồm những chiếc : Asiatic stamina ; Chitose Maru ; Osceola ; Pawnee ; Shibaura Maru

    Ngày 25 tháng Ba, 1975 MSC đã tập trung các tàu bè, thả neo ngoài khơi Đà Nẵng để sửa soạn cho cuộc di tản, được dự đoán là sắp xảy ra.. 

Các thương thuyền này gồm :

  • SS American Racer   ;  SS Green Forest  ;  SS Green Port              
  • SS Green Wave        ;  SS Pioneer Commander ;   SS Pioneer Contender  
  • SS Transcolorado

   Ngoài ra còn Ba chiến hạm của HQHK, do thủy thủ đoàn dân sự điều khiển , được phép tham gia :  Các chiếc : USNS Greenville Victory;  USNS Sgt Andrew Miller và USNS Sgt Truman Kimbro .                          

SS Pioneer Contender

  • Diễn tiến di tản theo tài liệu Naval History and Heritage Command :

    Ngày 27 tháng Ba, 1975 , chiếc Pioneer Contender đến Đà Nẵng, và cuộc di tản dân quân từ Vùng 1 bắt đầu.Trong những ngày sau đó, 4 trong 5 chiến tàu kéo, cùng các chiếc Sgt Andrew Miller, Pioneer Commander và American Racer cũng cặp vào bến cảng Đà Nẵng. Các tàu này đã chuyển vận các nhân viên Tòa Lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng, nhân viên MSC cùng nhân viên của các Tổ chức Mỹ tại miền Trung về Sài Gòn  và sau đó cũng chở hàng ngàn quân dân VN tuyệt vọng tìm mọi cách chạy trốn CS.

    Các chiếc tàu , mỗi chuyến chở được khoảng 5 đến 8 ngàn người.. chở người tị nạn, lúc đầu từ Đà Nẵng đến Cam Ranh.

    Ngày 30 tháng Ba, tình trạng Đà nẵng trở thành hỗn loạn. Thành phố và bến cảng  mất kiểm soát. Lính VNCH đào ngũ và rã ngũ cướp bóc, bắn thường dân và bắn lẫn nhau. Công quân bắt đầu pháo kích vào tàu bè Mỹ, đặc công phá hoại các thiết bị tại bến cảng. Dân đánh cá dùng mọi phương tiện dù thô sơ,  chạy tháo ra biển..MSC quyết định vớt người đang lênh đênh, đến mức tối đa và khi đầy hết mức chở nổi, sẽ chạy về Cam Ranh, xuống người .. và quay trở lại để làm chuyến kế tiếp !

         Hải trình : Đà Nẵng đến Cam Ranh mất khoảng 12 tiếng..

   Trong 4 ngày hoạt động, các tàu của MSN đã chuyển được khoảng 30 ngàn người chạy khỏi Đà Nẵng để vào Cam Ranh..

 Chiếc American Racer vẫn thả neo ngoài khơi Đà Nẵng cho đến hết ngày 30 để vớt các thuyền nhân, sau khi CSVN chiếm trọn Đà Nẵng..

       Xin đọc lại “Ngày Quân đoàn 1 tan hàng”

   Một chuỗi biến động liên tiếp khiến các hải cảng lớn tại Vùng 2 sau đó cũng lần lượt bị CSBV tiến chiếm, hầu như không gặp sư chống cự của QLVNCH !

   Riêng tại Quy Nhơn, HQVNCH đã dùng hải pháo để bắn vào Thị xã. Các chiếc Pioneer Commander, Greenville Victory và chiếc Dương vận hạm mang cờ Nam Hàn LST Boo Heung Pioneer , cùng 3 tugboat đã không vào được Cảng Quy Nhơn để giúp di tản dân-quân. Quy Nhơn thất thủ ngày 31 tháng Ba.

   Các sụp đổ quá nhanh tiếp theo sau, đã khiến việc di tản dân-quân tại Tuy Hòa và Nha Trang không thực hiện được !

   Trước khi Nha Trang bỏ ngỏ và mất vào ngày 2 tháng 4,  các tàu của MSN : Boo Heung, Pioneer Commander đã di tản được khoảng 11 ngàn người..

 

Lúc đầu Cam Ranh được xem là nơi an toàn để chuyển và tiếp nhận dân quân di tản từ Vùng 1, nhưng sau đó đến lượt Cam Ranh cũng bị đe dọa, và trong những ngày từ 1 đến 4 tháng 4, 1975, rất nhiều dân tị nạn, vừa được đưa lên bờ, đã phải trở lại tàu để tiếp tục được di chuyển xa hơn  đến Đảo Phú Quốc trong Vịnh Thái Lan..

  Các tàu Greenville Victory, Sgt Andrew Miller, American Racer và Green Port, mỗi chiếc chuyển vận được 7- 8 ngàn người chạy trốn CS trong hải trình xuôi Nam.

  Chiếc Pioneer Contender, có chuyến chở đến trên 16 ngàn người, chiếm mọi ngăn và khoảng trống từ đầu mũi đến cuối tàu.

     Sự kiện quá đông, thiếu nước uống và thực phẩm trên chiếc Transcolorado, không kiểm soát nổi an ninh, các binh sĩ vẫn còn võ khí đã nổi loạn, buộc tàu phải về bến Vũng Tàu;  Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn, tránh đổ máu vô ích, đã làm theo yêu cầu của nhóm binh sĩ này..Các binh sĩ nổi loạn này đã bị bắt ngay tại  cảng Vũng Tàu..

USNS Adler, tiền thân của SS Transcolorado

    Sau sự việc đáng tiếc, HQ HK đã phải sử dụng đến TQLC Mỹ, đưa lên các thương thuyền để bảo vệ an ninh cho Thủy thủ đoàn..

  • Chuyện trên Tàu Pioneer Contender

  Những chuyện đã xảy ra trên chiếc tàu này, được ghi lại trong nhiều bài báo Mỹ và trong những bài ký sự hãi hùng  của những người ‘trong cuộc’..

     SS Pioneer Contender là một tàu vận tải viễn dương chở hàng hóa loại ‘khô’ được Military Sealift Command (MSC) thuê để đến hoạt động chuyển vận tại VN từ tháng Ba, 1975. Tàu dài 330 feet (100m), trọng tải 13 ngàn tấn, do Thuyền trưởng Edward Flink điều khiển cùng một thủy thủ đoàn 42 người. Pioneer bắt đầu tiếp nhận người tỵ nạn từ 28 tháng Ba, 1975..

  • Chuyện của các nhân chứng :

Dược Sĩ Lê văn Công (Liên đoàn 1 Quân Y) trong bài “Thất thủ Đà Nẵng”

..” Từ 7 giờ tối ngày 28 tháng Ba, dân di tản đã dồn về Bãi biển Tiên Sa; vào nửa đêm, cổng đông nghẹt với hàng ngàn người. Khoảng 3 giờ sáng có tin tàu đến và đến 3 giờ 30, cổng được mở khóa. Đám đông ùa vào cầu cảng, nhưng tàu chỉ neo đậu ngoài xa, cách cầu cảng cả trăm mét. Bên cầu cảng chỉ thấy mấy chiếc xà lan bỏ trống; đám đông ùa xuống và đứng chật các xà lan. Có mấy người lính HQ đang cố nối kết chiếc xà lan với một chiếc tàu kéo ; tàu kéo sẽ kéo chuyển xà lan ra tàu lớn ?.. “

   Chiếc xà lan, trên đó có tác giả, đầy người, được kéo ra xa đến gần Pioneer Contender, chờ đến lượt để chuyển người lên tàu, nhưng tàu quá đầy và Tàu nhổ neo xuôi Nam, bỏ lại một số xà lan ngoài biển khơi ! Các thuyền nhỏ trong bờ chạy ra cũng cặp vào xà lan, tìm chỗ trống để leo lên, bỏ thuyền trôi dạt..

 Một chuyến xà lan được tàu kéo ra Chiếc Pioneer Contender         

  Chuyến di tản đầu tiên của Pioneer Contender, tương đối an toàn, và trật tự nhờ có sự kiểm soát của các Nhân viên an ninh Tòa Lãnh sự Mỹ ; vũ khí bị tịch thu khi người chạy nạn lên được tàu; Người già và trẻ em được giúp đỡ để trèo lên thang.Cuộc chuyển người từ xà lan lên tàu kéo dài từ sáng đến xế chiều, rất nhiều hành lý cồng kềnh bị bỏ lại trên các xà lan.. gồm va li, túi xách, máy may, quạt máy và cả xe gắn máy !

      Pioneer Contender , đầy người, chạy đi Sài Gòn, bỏ lại vài xà lan trôi chậm trên biển

  • Thuyền trưởng Flink kể về chuyến ‘đầu tiên’ chở người di tản từ Đà Nẵng :

   “MSC yêu cầu Tàu đến Đà Nẵng và sẽ chở hành khách về SaiGon ?.Tàu không cặp vào bến Cảng nhưng thả trôi bên ngoài; Các tàu thuyền dân không được phép đến gần, và chỉ các thuyền riêng chở các nhân viên Tòa Lãnh sự được phép cặp vào thang lên tàu.. Đệ nhị Phó Lãnh sự Mỹ có mặt trong những người đầu tiên lên tàu,  theo sau là các lãnh sự Nhật, Trung Hoa Dân quốc, Pháp…Các giới chức quan trọng được các binh sĩ Mỹ của Toà Lãnh sự tiếp đón và bảo vệ an ninh.. Binh sĩ Mỹ đến từng người; Sau đó đến lượt nhóm các nhân viên làm việc cho Mỹ tại Đà Nẵng và rồi đến các..’nhà giàu’ địa phương và dân ?.Tất cả lên đến 5000 người… Tàu về Sài Gòn, thả  hành khách..

        Sau đó trở ra lại Đà Nẵng.. Lần này, Tàu được lệnh thả neo cách bờ 3 hải lý trong đêm và chỉ vào gần bờ khi trời sáng. Trong chuyến trở lại này, không còn quân lính Mỹ trên tàu..Việc an ninh và trật tự không được đặt ra..”

.. chuyện di tản tiếp theo.. ?

   Ngay trên xà lan trôi lênh đênh trên biển, một số vụ cướp bóc đã xảy ra,,”DS Công đã bị một tên cướp mặc quân phục (TQLC) dí súng vào đầu để lột đồng hồ..”

   Sau hai ngày chờ đợi trong đói và khát,Chiếc Pioneer Contender đã trở lại và tiếp tục công việc vớt người từ các xà lan..

   Chuyến vớt người này diễn ra trong hỗn loạn, tàu vớt nhiều người từ các xà lan và các thuyền nhỏ đang trôi giạt, bất kể thứ tự. Một số người chạy nạn đã kẹt trên biển đến 4 ngày (?), say sóng, không còn sức để tự leo lên tàu..Thủy thủ đoàn đã dùng lưới cẩu hàng để giúp kéo lên tàu. Một nhóm an ninh vũ trang Mỹ chì lo canh chừng bảo vệ phòng lái, ngăn cách với bên ngoài bằng những cửa lưới, không can thiệp và cũng không kiểm soát những người leo lên tàu, gồm cả những binh sĩ rã ngũ , mang theo vũ khí cá nhân cùng lựu đạn..

   

Trước khi cắt dây nối giữa xá lan và tàu kéo, thủy thủ đoản kiểm soát các xà lan sẽ bỏ trôi, đếm được khoảng 50 xác chết cứng trên xà lan và còn những xác trôi trên biển không đếm được..

    Pioneer Contender xuôi Nam vào lúc 10 giờ đêm..ngày 30 tháng Ba (?)

  • Xuôi Nam trong.. hỗn loạn , cướp bóc..!

   DS Lê văn Công kể tiếp : ..”..từ xà lan leo lên tàu, việc đầu tiên là chúng tôi tìm đến vòi nước. Có một vòi nước lớn, xịt lên cao rồi nước rớt xuống. Mọi người há miệng hứng lấy những giọt nước quý giá mà ai cũng khao khát suốt hai ngày nay..”.”Sau đó chúng  tôi cùng leo xuống hầm tàu qua một cầu thang; nơi đây có vẻ an toàn và sạch sẽ. Hầm tàu rộng độ 60 mét vuông, có cả trăm người cùng leo xuống tìm nơi tạm ngụ..”

     DS Công, do nhu cầu vệ sinh, sau đó rời hầm tàu trở lại boong trên

  Tại tầng này,  nhiều cảnh cướp bóc, giết chóc và  Ông ghi lại :

  • Ông V. Trưởng Ty Thuế vụ Quảng Nam : “ Tụi lính (quân phục TQLC) thiết lập một chế độ ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ và bắt đầu giở trò cướp bóc..Một Trung úy thuộc Ban quân lượng Tiểu khu Quảng Tín (chạy được ra Đà Nẵng và xuống được xà lan, sau đó lên được tàu Contender), nằm bên cạnh Ông (V), đã bị bắn tại chỗ, sau khi bị cướp hết tiền trong túi xách ! Khoảng nửa đêm, bọn này dồn mọi người sang một bên hầm tàu, chúng buộc mọi người cởi áo ngoài, vất sang một bên. Sau khi lục soát và lấy đi tiền bạc, nữ trang, chúng rút khỏi hầm tàu, và quăng lại một quả lựu đạn.. 4-5 người ngã xuống..”

  (Thuyền trưởng Klink cho biết : ‘các tên cướp võ trang đã chiếm các khoảng trống loại gác lửng giữa các tầng 5 và 6, bắt các nạn nhân, cướp bóc và đẩy vào phòng có các vách bằng nhôm che chắn rồi giết họ bằng cách quăng vào đó lựu đạn loại mini)

  • 8 giờ sáng ngày 31 tháng Ba, tàu Pioneer Contender cặp bến Cam Ranh..

Khi xếp hàng đi theo hành lang để rời tàu, DS Công ghi thêm : ..’Chúng tôi đau lòng chứng kiến thêm một thảm cảnh , trên một sàng sắt dài dọc theo lối đi.. thi hài của rất nhiều em bé bị bỏ lại, có những bé sơ sinh, 4-5 tuổi, đã chết trên tàu’

   Tác giả Arnold Isaac ghi lại trong “ Without Honor : Defeat in VietNam and Cambodia

.. “ Một số gia đình đã bị phân tán trong khi chạy nạn và gặp bất hạnh, tan nát khi chen lấn để leo lên xà lan và cả từ xà lan khi leo lên tàu..”.

  • Ông Tom Malia, một GS Mỹ tại ĐH Huế, đâ gặp một Em bé, tên Hùng, 12 tuổi trên tàu Contender, con một tiểu thương tại Đà Nẵng, trong khi chạy ra Cảng để lên xà lan, người mẹ rơi xuống nước..Khi lên được tàu Contender, Hùng còn ôm theo chiếc cặp đi học và con chó nhỏ.. Hùng sẽ không bao giờ gặp lại được Mẹ.. Ông Malia đã đưa bé vào Sài Gòn..
  • Ông Nguyễn Gia Ứng, một GS Trung học tại Huế, chạy nạn vào Đà Nẵng cùng vợ và 4 con, rồi thất lạc vợ con khi ra xà lan, để sau cùng  khi đến Phú Quốc, cô đơn và không còn gì !..
  • Bài phỏng vấn của Thuyền trưởng Kirk :

( Bài trên “Pushing On ngày 17 tháng 12, 2012)

   Thuyền trưởng Kirk cho biết thêm nhiều chi tiết về Chuyến vận chuyển thứ nhì,từ Đà Nẵng đi Cam Ranh; thả người xuống Cam Ranh và trở lại Đà Nẵng dự trù di tản tiếp nhưng sau đó Tàu được lệnh về lại Cam Ranh và lần này chuyển người về Nam,  lúc đầu dự trù sẽ về Vũng Tàu nhưng sau cùng đi Phú Quốc..

…” để bảo vệ an ninh cho Thủy thủ đoàn và chiếc tàu, tôi cho khóa hết các cữa canh phòng, các cửa lưới tại hành lang dẫn đến Đài chỉ huy con tàu (midship house) và phòng máy cùng phòng lái. Không can thiệp vào những ‘chuyện’ bên ngoài, giữa người chạy nạn!..Tôi chứng kiến, từ phòng lái trên cao, vài vụ xử án vô luật lệ (kangaroo court): Nạn nhân, bất kể ai, có thể bị trói tay và quăng xuống biển..tùy lệnh của nhóm có súng, có cả tiếng súng giết nhau ?”

   “ Thủy thủ đoàn tuyệt đối không ra ngoài khu vực phòng lái”

    “Trở lại Cam Ranh, tàu nhận lại hầu như toàn bộ những người vừa thả xuống hôm trước và còn nhận thêm rất nhiều người khác từ các ghe thuyền nhỏ cặp vào, đến mức không còn chỗ .. trên boong ! Các chiếc Greenville và Sgt Miller cũng trong tình trạng tương tự và cả ba chiếc cùng lần lượt rời Cam Ranh; Pioneer Contender là chiếc sau cùng.

   Khi rời Cam Ranh, một tiểu đội TQLC Mỹ được đưa lên tàu giúp bảo vệ an ninh nhưng cũng chỉ trong phạm vi Phòng lái và phòng máy.

    Lệnh của MSN là chạy về SaiGon ! Khi tàu chạy qua Căn cứ HQ Cam Ranh là lúc HQVNCH phá hủy Cảng gây những vụ nổ và cháy lớn..

   Khi đến Cửa Sông vào Sài Gòn, Tàu được lệnh đi Phú Quốc (thêm 1 ngày 1 đêm trên biển)                                                            

 (Quá đông.. để nhận thêm !)

  Tại Phú Quốc, cả 4 chiếc thương thuyền Mỹ đều thả neo ngoài khơi và chờ đưa người lên bộ. HQHK cung cấp thực phẩm.. HQVN chuyển gạo sấy và các quân lương khô hàng ngày.. Việc vệ sinh thật bê bối với con số cả chục ngàn người trên tàu..Nhiều người cao niên không chịu nổi, chết và cũng có trẻ mới ra đời có sư phụ giúp của vài nữ hộ sinh..Sau khi thả hết người.. Tàu về lại Saigon; chiếc Sgt Miller còn ở lại sau cùng.

 Chiếc Pioneer Contender sau đó còn dự vào cuộc Di tản 30/4/75, chở 7000 người sang Guam, Sgt Miller cũng chở được 6500 ngưởi )

 SS Sgt Miller

Tại Phú Quốc, sau đó đã có những phiên tòa  cấp tốc xét xử các tên cướp, bị nhận diện cùng các bằng chứng cướp bóc ngay tại bãi biển..Ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Phòng 2 Tiểu khu Phú Quốc cho biết khoảng 43 tên cướp đã bị bắn tại chỗ (Một thuở làm Trùm)

 (Trong cuộc di tản từ Đà Nẵng, Cam Ranh vào đến Phú Quốc có khoảng 400 người đã bị chết, gồm những người lớn tuổi, trẻ em và các nạn nhân bị cướp bóc giết hại , khi còn trên tàu)

                                                                                 Trần Lý 2015

Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển.

Leave a comment