Địa chính trị : Nam Hàn : Cường quốc bán vũ khí – Trần Lý

on

23/05/2024

Trần Lý

   Phép lạ kinh tế và quân sự của Nam Hàn là một bài học cho VN. Từ một quốc gia nghèo, thập niên 1960s, quân nhân Nam Hàn tham chiến tại VNCH, khi về nước mua hàng hòa như thuốc trụ sinh, mền Sakymen..bột ngọt Vị Hương Tố mang về nước (!) nay thành Cường quốc bán vũ khí xếp hàng thứ Tư trên thế giới, chưa kể hạng nhất về Công nghiệp đóng tàu..(đặc biệt là tàu vận chuyểng LNG), và còn có những vị trí hàng đầu về sản xuất semiconductors, xe hơi..

  • Nam Hàn : Quốc gia xoay trục “Global Pivotal State”

   “Global Pivotal State’ là viễn kiến trọng tâm của Chính phủ Yoon (Nam Hàn), hướng dẫn các mục tiêu quốc gia, (tuy có vẻ mơ hồ khó đoán) nhưng TT Yoon xác định “ Với mục tiêu trở thành  một “Quốc gia Xoay trục Toàn cầu’, Nam Hàn tuân theo giá trị của  Tự do và hợp tác tham gia tích cực vào các vấn đề an ninh toàn cầu” : Global Pivotal State chính là “Tự Do, Hòa Bình và Thịnh Vượng’. Nam Hàn hợp tác với mọi quốc gia có ‘chung tư tưởng’, đặt lên hàng đầu các giá trị tự do, nhân quyền và tuân thủ luật lệ quốc tế. Các chính sách của Nam Hàn về quyền lợi kinh tế, liên hệ ngoại giao, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng , vũ khí.. đều đi theo chiều hướng đã được vạch ra..

   Nam Hàn đã đạt được nhiều thành quả vượt mức trong lĩnh vực xuất cảng vũ khí. Chiến lược an ninh quốc gia của Yoon đã  đưa Nam Hàn thành một Cường quốc về công nghiệp quốc phòng (defense industry powerhouse), với các con số xuất cảng vũ khí tăng đến mức cao nhất vào 2022 (17.3 tỷ USD),và tiếp tục tăng trong các năm 2023-24. Chỉ tiêu xuất khẩu vũ khí cho năm 2024 là 20 tỷ USD. Mục tiêu tài chánh đi kèm với mở rộng ngoại giao (bằng vũ khí) cùng các quốc gia ‘đồng chí hướng’

   Nam Hàn tuy không bán súng đạn, vũ khí sát thương ‘trực tiếp’ cho Ukraine, vì theo ‘chính sách trung lập’ về chiến tranh giữa Nga-Ukraine, nhưng lại bán cho Mỹ đạn đại bác 155mm, để Mỹ xuất hàng tồn kho đưa sang.. Ukraine. Nam Hàn đồng ý, không giới hạn việc Balan chuyển đại bác howitzer Krab cho Ukraine, dù súng có nhiều cơ phận làm tại Nam Hàn. Đồng thời việc Nam Hàn xuất cảng vũ khí sang NATO đã giúp NATO có thể đưa nhiều ‘hàng cũ’ tồn kho, sang Ukraine. Chiến thuật ‘xuất cảng gián tiếp’ này đã giúp Ukraine chống đỡ được cuộc xâm lăng của Nga.

  • Thời cơ hay Dịp may ?

   Chụp đúng thời cơ là cơ hội xoay chuyển tình thế cho nền công nghiệp vũ khí Nam Hàn

    Tình trạng bấp bênh toàn cầu về an ninh đã dẫn đến những chi tiêu vượt mức về quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới, xúc tác cho việc gia tăng mua sắm vũ khí. Năm 2023, chi tiêu quốc phòng toàn cầu lên đến kỷ lục 2.2 ngàn tỷ (trillions) USD, tăng 9% so với 2022, và số chi tiêu năm 2024, theo dự trù, còn vượt hơn nữa. Một số quốc gia Âu châu lâm vào tình trạng thiếu sản xuất để cung ứng cho nhu cầu của mặt trận phía Đông, và để tăng cường bảo vệ quốc phòng trong lúc chiến tranh Ukraine tiếp diễn.

    Việc cấm vận của Mỹ và Đồng Minh NATO áp đặt lên Nga do xâm lăng Ukraine làm cho việc xuất cảng vũ khí của Nga gặp trở ngại; ngay cả Việt Nam, một khách hàng thường trực của Nga, đã giảm nhập cảng vũ khí Nga, đang từ 22% xuống còn 16 % liên tục trong 5 năm..Sự kiện kém ‘hựu hiệu’ của vũ khí Nga khi thực nghiệm chiến trường Ukraine đã khiến nhiều quốc gia đang dùng vũ khí Nga hoặc đang đặt mua vũ khí Nga đã phải thay đổi quay sang mua vũ khí Tây phương..

    Trong tình thế này, Nam Hàn ‘chụp’ ngay cơ hội. Mối đe dọa từ Bắc Hàn kể từ lúc Chiến tranh Nam-Bắc đã khiến Nam Hàn phải đầu tư nhiều vào công nghiệp phòng thủ. Dựa trên sự cộng tác mật thiết giữa chính quyền và giới kinh doanh , cùng sự ủng hộ của quốc hội, các Công ty sản xuất vũ khí chính của Nam Hàn như Hanwha Aerospace, Korea Aerospace Industries (KAI), Hyundai Rotem, và LIG Next1 đang thi đua cùng nhau để chiếm những vị trí quan trọng hơn nữa trên thị trường vũ khí..

   Năng lực kỹ thuật của Nam Hàn, khả năng sản xuất hàng loạt, xoay chuyển nhanh chóng, giá cả phải chăng, khả năng ‘hoạt động phối hợp’ được với các hệ thống vũ khí NATO, việc bảo hành đáng tin tưởng sau khi bán vũ khí.. đã làm cho vũ khí Nam Hàn trở thành hấp dẫn khách mua.Nam Hàn còn đề nghị các chương trình cộng tác trợ giúp khách mua vũ khí về những kỹ thuật sản xuất các phụ liệu, cơ phận tại chỗ, hợp tác phát triển, kẻ cả chuyển nhượng kỹ thuật, yểm trợ huấn luyện bảo trì..Một ví dụ đánh dấu mốc hợp tác, là năm 2023 Hanwha Aerospace đã ký một hợp đồng trị giá 4.2 tỷ USD với Úc để cung cấp 129 chiến xa Redback, theo các yêu cầu kỹ thuật của Úc. Hợp đồng quan trọng này chứng minh Nam Hàn có khả năng chuyển đổi loại xe K21 (đang sản xuất) sang thành phiên bản A-1 Redback IFV, phù hợp với nhu cầu của Úc, và xe được sản xuất ngay tại Úc..

     Bên cạnh đó, Chính phủ Yoon còn yểm trợ tối đa về ngoại giao để giúp việc xuất cảng vũ khí trở thành dễ dàng hơn, tạo mọi điều kiện cho các Công ty Nam Hàn đạt được các hợp đồng bán vũ khí.

   Nam Hàn ‘cộng tác mật thiết’ với Hoa Kỳ trong công nghiệp quốc phòng, cùng tham dự các Hội chợ Triển lãm vũ khí với Mỹ, bay biểu diễn phi cơ chiến đấu KF-21 bên cạnh các phi cơ Mỹ để chứng tỏ khả năng đáng tin cậy của phi cơ do Nam Hàn chế tạo..

  • Vũ khí xuất cảng của Nam Hàn :

    Công nghiệp vũ khí Nam Hàn sản xuất chiến cụ  rất đa dạng, từ vũ khí quy ước đến các vũ khí kỹ thuật tân tiến bao gồm vũ khí bộ binh, hải quân, không gian, trang thiết bị điện tử cao cấp..

    Có thể liệt kê vài loại :

1- Vũ khí trên bộ

  • Vũ khí hạng nhẹ dành cho Bộ binh : Súng trường đủ loại, súng máy, súng ngắn, phóng lựu,  súng chống chiến xa cầm tay Hyungung
  • Chiến xa bọc thép : chạy xích và chạy bằng bánh, Xe chiến đấu bộ binh K-21 Redback (IFV=Infantry Fighting Vehicle), K200 IFV, Thiết vận xa chạy bánh K808..

    K-21 là Xe chiến đấu Bộ binh đã được Úc đặt mua và chế tạo nhượng quyền;  Các quốc gia khác đang có hợp đồng là Latvia, Romania, Ba Lan (đang thử nghiệm)..

  • Xe tank hạng nặng, thế hệ thứ 3-5 K-2 Black Panther ;  thế hệ thứ 3 K1A1

Black Panther MBT=Main Battle Tank  đã xuất khẩu được sang BaLan (1000 xe), Thổ Nhĩ Kỳ, Các Quốc gia đang có hợp đồng Romania (dự trù 3-500 xe), Ai cập, Na Uy, Slovakia

      Một trong những chiến cụ thành công nhất của Nam Hàn về số lượng xuất khẩu.

  • Pháo binh : Howitzer tự hành K-9, Xe tiếp vận đạn K-10 , Howitzer tự hành chạy bánh K1051; giàn phóng rocket K-239 Chunmoo..

  Howitzer 155mm Self-Propelled K9 Thunder là vũ khí xuất khẩu thành công nhất của Nam Hàn , nhiều quốc gia đang sử dụng và chế tạo nhượng quyền cùng nhiều phiên bản khác nhau.  Ai cập,400 xe (K9EGY), Estonia, 40 (K9EST), Phần Lan, Ấn Độ 100 đang dùng + 100 đạt mua (K9 Vajra-T, lắp ráp tại Ấn); Na Uy; BaLan khoảng 600 K9A1 , có các phiên bản AHS Krab, khung sườn làm tại Nam Hàn, các bộ phận kháp lắp ráp tại Ba Lan ; Thổ Nhĩ Kỳ , 280 xe , phiên bản T-155 Firtina ; Úc ,chế tạo nhượng quyền AS9-Huntsman. Các quốc gia đang có hợp đồng: Romania ; Việt Nam dự trù mua 108 đơn vị.

 Giàn phóng rocket K-239 (6 ống phóng):  Ba lan đặt mua 288 giàn (Homar-K) Saudi Arabia ( không cho biết số lượng đã mua chỉ ghi nhận trị giá 800 triệu USD); UAE (12)

  • Đạn đủ loại và đủ kích cỡ, tù đạn súng nhỏ 5.56mm đến đạn đại bác howitzer 155mm (Công ty chính sản xuất đạn là Poongsan)
  • Xe tự vận hành không người lái (Unmanned Ground Vehicles), đang cùng nghiên cứu chung với Hoa Kỳ

2- Vũ khí Hải quân  (công ty đóng chiến hạm chính là Hyundai Heavy Industry)

  • Chiến hạm trên mặt nước : Đủ loại . Từ chiến hạm vận chuyển lớp Dokdo; Khu trục hạm phóng phi đạn lớp King Sejong; Corvette lớp Pohang; Tàu đổ bộ lớp Cheonwangbong; Tàu yểm trợ chiến đấu lớp Tide..

                                   Sejong the Great Class Destroyers (DDG-991)

  Corvette lớp Pohang (98m) hiện được HQ các nước Colombia, Ai cập, Peru,Philippine (2) và Việt Nam sử dụng (3). Indonesia cũng nhận 3 chiếc..như quà tặng !  

  Nam Hàn đang đóng cho Philippines 10 chiến hạm, 2 loại corvettes tối tân HDC-3100 120m/3200 tấn và 8 chiến hạm nhỏ hơn nhưng đa dụng

  • Tàu ngầm : Động cơ diesel/điện lớp Jangbogo (SS-1), lớp Sonwon II (SS-2) và lớp Dosan Ahn Chang Ho (SS-3)

          Tàu ngầm lớp Jangbogo, chế tạo do kỹ thuật Đức, xuất cảng sang Indonesia và Thái

                      dài 56m, động cơ diesel, lặn sâu 500m, chịu được 55 ngày lặn dưới nước.

       HQ Nam Hàn hiện trang bị 9 chiếc Jangbogo; 7 chiếc Son-Won II và 1 Dosan  AhnChangho

       Son Won II được đóng tại Nam Hàn theo chuyển nhượng kỹ thuật Đức (Tênmới Type 214)

                                               Son Won II của Nam Hàn, theo Kiểu 214 Đức

  • Hệ thống quân sự Hải quân : thủy lôi, hệ thống sonar..

3- Vũ khí Không quân và Không gian

  • Máy bay chiến đấu : Phi cơ huấn luyện tân tiến (advanced) T-50 ; Phi cơ chiến đấu hạng nhẹ FA-50; Phi cơ chiến đấu thế hệ thứ 4-5 KF-21

T-50 Golden Eagle , phi cơ phản lực huấn luyện siêu thanh được KQ các nước Hàn, Iraq (24), Indonesia (20) và Philippines sử dụng ,Thái Lan cũng đật mua..

FA-50 , phiên bản chiến đấu của T-50, sản xuất từ 1997, dùng thay thế cho các F-5E/F Bán được cho Ba Lan (48 chiếc), Malaysia (18 chiếc). Trang bị radar tối tân hơn, FA-50 có khả năng tương đương với F-16. (Động cơ GE Mỹ và kỹ thuật chế tạo do Lockheed)

KF-21 Boramae, phi cơ chiến đấu nhiều tham vọng của Nam Hàn, có thể xem như một phi cơ chiến đấu ‘thế hệ thứ 4-5, khả năng tàng hình cao. Sự cộng tác với Indonesia (góp 20% vốn) gặp một số trở ngại kỹ thuật từ Indonesia, sau khi xảy ra việc thất thoát tài liệu thiết kế do các kỹ sư Indonesia. Phiên bản chế tạo tại Nam Hàn đã bay thử nghiệm từ 2022.

                FA-50

KT-1 Woongbi là máy bay huấn luyện cánh quạt hạng nhẹ, Nam Hàn  cùng chế tạo với Indonesia (từ 1999) (KQ Indonesia có đội bay phi diễn 6 chiếc loại này)

  • Vệ tinh đa dụng nhiều loại khác nhau..
  • Hệ thống phóng hỏa tiễn vào không gian..
  • Phi đạn đạn đạo (Ballistic) : Chungung M-SAM Block II ; Hyunmu-3 (phi đạn hành trình=cruise); Hyunmun-4 ballistic; Hyunmun-5 ballistic..
  • Đằng sau công nghiệp vũ khí Nam Hàn

   Nam Hàn là một hiện tượng ‘độc đáo’ sau Thế chiến 2. Từ một quốc gia bị đô hộ, sau đó bị chia làm 2 nước riêng biệt, và chịu một cuộc chiến tranh tàn khốc, phấn đấu như một trong những xã hội nghèo khổ nhất thế giới, trải qua 2 giai đoạn độc tài đẻ tiến thành một quốc gia kỹ thuật tân tiến, dân chủ.. và đến văn hóa ‘nhạc pop’ pop culture

   Nam Hàn hãnh diện với thành quả : Quốc gia đầu tiên, ‘đi từ một Nước nhận viện trợ để thành một Nước ban phát viện trợ”..Điều này hoàn toàn chính xác khi áp dụng vào Công nghiệp Quốc Phòng Nam Hàn.

    Bằng cách nào để Nam Hàn biến đổi hoàn toàn trong vòng 60 năm ? Có thể tạm giải thích bằng 4 yếu tố :  3 cấu trúc và một động cơ thúc đẩy là : Sự đối đầu quân sự với Bắc Hàn; Đối tác quốc tế với Hoa Kỳ và các Cường quốc chính; Đoàn kết đảng phái đối lập nội bộ và ngoại giao, đồng thời nhở thêm động cơ khởi phát là chiến tranh Nga-Ukraine..

1- Bắc Hàn là yếu tố chính để Nam Hàn buộc phải phát triển công nghiệp quốc phòng tự vệ từ cà chục năm..Sau khi Hiệp ước Đình chiến được ký vào 1953, 2 quốc gia Nam và Bắc trên lý thuyết, vẫn đang còn trong tình trạng chiến tranh; và khi chưa có Hiệp ước Hòa Bình thì đôi bên vẫn còn có các đụng độ quân sự trên đất liền và trên biển..Nam Hàn bắt buộc phải xây dựng lực lượng quân đội. Năm 2022, chi phí quốc phòng lên đến 43.6 tỷ USD (chiếm 2.72% tổng sản lượng quốc gia=GDP) (trước d0ó trong các thập niên 1960s, 70s và 80s chiếm 6.4% GDP và sau đó 1990s, 2000s và 2001s giảm còn 2.4%- (tỷ lệ tuy thấp nhưng số tiền chi phí lại cao vì GDP của Nam Hàn tăng rất nhanh). Một chuyển hướng đáng chú ý của Nam Hàn, khác với các nước đang phát triển khác đang trong tình trạng bất ổn toàn cầu, là Nam Hàn không ngừng đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng và ước muốn tự chế tạo các vũ khí riêng cho mình.. Nam Hàn khởi đầu không có kỹ thuật và công nghiệp sản xuất vũ khí, hoàn toản trông chờ vào ‘viện trợ’ Mỹ, đúng hơn là ‘cho không’, từ sau chiến tranh Triều Tiên..Nhưng ‘Viện trợ’ Mỹ đã không đáp ứng được cho nhu cầu của Nam Hàn, về cả phẩm lẫn lượng ! Và Nam Hàn đã buộc phải tìm cách tự sản xuất cho nhu cầu quốc gia..: Chiến lược đòi hỏi nguồn vốn, quy trình nghiên cứu & phát triển lâu dài, kinh tế tiết kiệm (thắt lưng, buộc bụng) nên Nam Hàn đã phải đi từng bước trong suốt 30 năm đầu…Ngoài mối đe dọa thường xuyên của người anh-em Bắc Hàn, Nam Hàn còn lo sợ và đề phòng Hoa Kỳ có thể ngưng mọi viện trợ vũ khí bất cứ lúc nào !

2- Yếu tố rất quan trọng là ‘chính sách của Mỹ’ về sản xuất vũ khí (?)

   Mỹ là ‘nước đỡ đầu’ , đồng thời là ‘đông minh quân sự quan trọng nhất của Nam Hàn, có vai trò quyết định trong việc phát triển công nghiệp vũ khí của Nam Hàn và giúp Nam Hàn sản xuất các loại vũ khí mà Mỹ ‘không có nhu cầu sử dụng’.

   Mỹ thúc đẩy công nghiệp sản xuất vũ khí của Nam Hàn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực..

  Trong suốt 50 năm hữu nghị và còn đang tiếp tục , Mỹ từng cung cấp toàn bộ súng-đạn cho quân đội Nam Hàn trong suốt cuộc chiến Triều Tiên. Nam Hàn đã chuyển dần sang chế tạo ‘sao chép’ các trang thiết bị hải, lục, không quân theo kiểu Mỹ (như súng trường rập khuôn M-16)..không cần các chuyển nhượng kỹ thuật chính thức. Các kỹ sư quân sự Hàn học hỏi từ các đối tác qua các sản xuất nhượng quyền.Tuy Mỹ rất ‘miễn cưỡng’ trong việc chuyển giao cho Nam Hàn các ‘kỹ thuật cốt lõi (core) (nhưng trên thực tế việc ‘giao’ cho Nam Hàn sản xuất một số vũ khí.. xuất cảng, có thể là một phương thức kinh doanh của Tài Phiệt súng đạn Mỹ để tránh các kiểm soát của Quốc Hội Mỹ!). Mỹ thường nêu lý do ‘quan ngại’ về các tiến bộ kỹ thuật do Mỹ trợ giúp, sẽ giúp Nam Hàn có những vũ khí tối tân (vượt quá kiểm soát của Mỹ) để có thể có những hoạt động quân sự tùy tiện ? (như các phi đạn hành trình và đạn đạo). Nam Hàn càng có những tiến bộ kỹ thuật riêng, Mỹ càng..thêm miễn cưỡng ? và Nam Hàn đã đi theo một đường hướng mở rộng hơn là cộng tác với các quốc gia chuyên sản xuất vũ khí như Pháp, Đức (Hải quân/tàu ngầm, kẻ cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử) và cả Nga, Ukraine..

3- Công nghiệp vũ khí của Nam Hàn được sự ủng hộ của giới Chính trị Nam Hàn, của cả hai đảng ‘conservative và progressive trong suốt 30 năm gần đây.’ Trước khi.. được dân chủ hóa hoàn toàn, hai chế độ độc tài quân phiệt Park Chung-hee và Chun Doo-hwan đã ‘ủng hộ’ việc xây dựng một công nghiệp vũ khí ‘riêng’ cho Nam Hàn. Park đầu tư vào nghiên cứu và đưa ra các chiến lược căn bản về vũ khí, tài trợ các chương trình xây dựng cơ sở sản xuất (có thể nói Park là TT có tầm nhìn rất xa, đã xây dựng nền móng cho Công nghiệp vũ khí Nam Hàn); TT Chun bị giới hạn hơn do các áp lực của Mỹ (dùng lý do ‘Dân chủ-Nhân quyền’)  Điểm quan trọng là.. khi Nam Hàn có các chế độ ‘dân chủ’ tiếp nối, Giới  chính trị Nam Hàn hoàn toàn đồng thuận trong Kế hoạch sản xuất vũ khí như một chiến lược quốc gia..Cả 5 TT kế nhiệm : Roh Moo Hyun, Lee Myung Bak, Park Geun Hye, Moon Jae In và Yoon Seol Yeol (đương nhiệm) đều tiếp tục đi theo chính sách do Park Chung-hee đề ra và còn tạo mọi điều kiện để Công nghiệp vũ khí Nam Hàn vươn ra thế giới.. Công nghiệp vũ khí được mọi giới trí thức Nam Hàn ủng hộ và được xem như một niềm Hãnh diện Quốc gia.

4- Ba điều kiện trên chưa đủ để Công nghiệp vũ khí Nam Hàn ‘bộc phát’ và yếu tố quan trọng thứ tư là thiên thời : Chiến tranh Nga-Ukraine, tạo một thay đổi toàn diện cho thị trường quốc phòng toàn cầu, đặc biệt là cơ cấu vũ khí tại Âu châu. Nam Hàn đang có nhu cầu cạnh tranh và đối tác trong công nghiệp vũ khí đa dạng và có được cơ hội ‘bằng vàng’ : vũ khí phòng thủ do Nam Hàn sản xuất rất được các quốc gia NATO ưa chuộng, nhất là các nước tại Trung và Đông Âu. Ba Lan là quốc gia quan trọng nhất,ký hợp đồng lên đến 13.7 tỷ USD (mua tank K2, howitzers tự hành K9, 155mm, phi cơ chiến đấu FA 50, hệ thống phóng rocket..) Romania cũng đặt mua vũ khí Nam Hàn..

   Mỹ và các nước NATO như Pháp, Đức, Ý không thể đáp ứng được nhu cầu vũ khí Âu châu xài cho chiến trường phía Đông.. không thể sản xuất ngay cho kịp nhu cầu dù các quốc gia này đang có kỹ thuật sẵn và công nghiệp sản xuất phát triển. Tình trạng hòa hoãn sau Chiến Tranh Lạnh và thời gian ‘hòa bình’ tương đối tại Âu Châu đã khiến công nghiệp sản xuất vũ khí Âu châu giảm bớt và hầu như tạm ngưng !  Chiến tranh Nga-Ukraine khiến Âu châu phải tái vũ trang khẩn cấp.. nay phải nhờ cậy đến Nam Hàn (Mỹ vẫn ủng hộ Nam Hàn trong việc cung cấp súng đạn gốc Mỹ cho Châu Âu )

                                                                                            Trần Lý 5-2024

Nguồn: Mr. TL chuyển

Leave a comment