Tôn Thất Cường: Những chuyện kể năm xưa – 1975

Tôn Thất Cường

Huy hieu Can cu YTTV Cat Lo.jpg

Sau khi từ Vùng 1 chạy vào và được tập họp tại CC/YTTV/Cát Lở (Vũng Tàu), tôi gặp lại người bạn cùng khóa là HQ Tr/Úy Lê văn Tài. Tôi được tạm trú tại Chi An Ninh 31 của HQ Tr/Úy Trương văn Tính để làm việc. Vài ngày trước khi Vũng Tàu bị mất, tôi và LVTài dự trù leo xe đò để về Sài Gòn, vì chị Tài sắp tới ngày sanh. Hôm về thì tôi bận điện thoại với với HQ Trung Tá Đinh Công Chân từ Sở nên bỏ lỡ mất chuyến xe cuối cùng trong ngày. Tối hôm đó, cầu Cây Khế bị giựt mìn sập, như vậy phương tiện đường bộ Sài Gòn-Vũng Tàu hoàn toàn bị cắt đứt, và tôi bị kẹt luôn ở lại Cát Lở! Lính Nhẩy Dù rút về Vũng Tàu, đi ngang qua cổng rất trật tự và nghiêm nghị, dân chúng đi lẫn vào trên đường di tản.

Can cu hai quan Cat Lo Vung Tau.jpg
Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, một trung đội ĐPQ trên đường di tản về Vũng Tàu đã tình nguyện ở lại tử thủ CC/YTTV/CL với chúng tôi. Họ được giao cho canh giữ vòng ngoài của căn cứ. Về sau đa số những người lính này cũng đã được di tản theo tàu của Hải Quân. Khoảng 7 giờ tối, HQ Thiếu Tá Nguyễn Công Hội CHP/YTTV/CL ra cổng chánh. Hỏi tôi, sĩ quan duy nhất đứng ngoài cổng :” Anh cho tập họp đơn vị. Anh có được mấy người ?” Tôi nói :”Một người”. Ông ngạc nhiên, tôi tiếp: “Tôi thuộc Ty 1, từ Vùng 1 di tản vào.” Ông nói: “Anh tập họp anh em ở đây lại, chia nhau gác cổng chánh, anh làm trưởng toán. Anh tên gì?” Tôi vội đáp “Tôn Thất Cường”. Ngay lúc đó, địch pháo kích vào căn cứ nhưng không việc gì. Một vài người lính tuôn chạy, Thiếu tá Hội chĩa súng về phía họ, la to: “Cấm chạy, chạy tôi bắn.” Nhờ thế mà trấn an được lính, và không ai dám bỏ vị trí phòng thủ nữa. Ông quay qua tôi và nói: ”Anh Cường, tôi không bỏ anh đâu”. Tôi cảm phục tinh thần chiến đấu, và câu nói đầy tình người này của ông.
Ngoài cổng chánh, chúng tôi gồm có 6 Quân Cảnh Hải Quân 201, một toán người nhái khoảng trên 10 người, và khoảng 10 người thuộc các đơn vị di tản về. Tôi cho lập danh sách và chia phiên gác. Ngoài những người đương phiên gác, chúng tôi nằm cạnh những hố cá nhân đã đào sẵn, và may mắn là chúng tôi đã trải qua một đêm không bị pháo kích. Tôi phụ trách liên lạc truyền tin trong đêm. Danh hiệu cuối cùng để liên lạc truyền tin là: “Lôi Đạt” cho CC/HQ/Vũng Tàu, “Xích Bích” cho BTL/V3ZH, và “Thiên Nga” cho CC/YTTV/Cát Lở.

Hai doi 3 duyen phong. Photo by John Donald
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, tôi tháp tùng Đại tá Vương Hữu Thiều, CHT/CCTV/Đà Nẵng và một vài người nữa đi về hướng Vũng Tàu để quan sát tình hình. Đi dọc đường thì chúng tôi thấy VC pháo kích vào BTL/V3/ZH và CC/YTTV. Sau cuộc pháo kích, chúng tôi vào một quán café ven đường để dùng nước giải khát.
11giờ45 sáng chúng tôi vào tới BTL/V3/ZH để Đại Tá Thiều vào họp.
12giờ45 BCH/CCYTTV lại bị ăn pháo kích của địch. Chúng tôi trở về CC/YTTV/CL. Trước khu gia binh trại Yên Thế, một hố sâu do đạn pháo kích tạo thành. Gia đình binh sĩ trong trại Yên Thế đã được di tản. Một chiếc xe GMC đã được điều động nằm ngang, án ngữ ngay trước cổng chánh. Từ trên sân thượng của phòng Nhì, HQ Trung tá Trịnh Minh Thơ CHT/CC/YTTV/CL đang quan sát và điều động toán phòng thủ phản pháo vào những vị trí nghi ngờ bằng hai khẩu BKP cơ hữu. Tinh thần anh em HQ rất cao độ. Tôi gặp HC2 Lưu Quốc Bảo đang ngồi cạnh cây súng M16 tại tầng dưới. Đến 1giờ05 trưa ngày 29 thì bên ta ngưng tác xạ, nhưng sau đó lại phản pháo tiếp, lai rai cho đến chiều. Đến khoảng sau 5 giờ chiều thì Trung Tá Thơ cho lệnh rút lui toàn bộ bằng đường biển. Tôi nhẩy xuống một chiếc PCF đang cập sẵn ngay ở cầu tàu. Đang loay hoay tìm chỗ, bất ngờ một họng súng Colt 45 đã lên đạn chĩa ngay cổ họng tôi, và kèm theo một tiếng quát chắc nịch “Đi đâu, đi đâu???” Tôi chỉ cần nhúc nhích cây M16 trên tay là có lẽ tên Đại Úy này sẽ nhả đạn vào tôi ngay lập tức! Tôi vẫn còn nhớ hắn có một vết sẹo dài ở cổ, và đã đứng túc trực sẵn ở sân tàu từ trước. Tôi cảm thấy uất nghẹn và cay đắng vì cùng chung một màu áo mà hắn đối xử với nhau như vậy! Một ý nghĩ chợt thoáng qua trong đầu, và tôi đang còn bàng hoàng thì một tiếng nói sau lưng tôi “Đi với moi, Bốn”. Đại Tá Thiệu đang đứng ngay sau lưng tôi và lên tiếng kịp thời. Vị đại úy này mới chịu hạ nòng súng và cất vào bao. Lần đầu tiên tôi được trực diện với HQ Trung Tá Trịnh Minh Thơ, và vì cảm phục sự can trường và tinh thần chiến đấu của ông nên tôi đưa tay chào tay và lên tiếng hỏi “Trung tá là người rút lui sau cùng?” Trung tá Thơ gật đầu đáp lại “Tôi là người rút sau cùng.”

HQ454.jpg
Chúng tôi ra đến cửa Vũng Tàu và chuyển sang chiếc Duyên Vận Hạm cùng loại HQ-454. Thân nhân những quân nhân HQ đã được di tản lên trên chiếc này từ trước. Những ai không muốn đi thì theo chiếc PCF quay về! Địch vẫn tiếp tục pháo kích vào thị xã Vũng Tàu và các chiến hạm đang thả trôi ngoài biển. Trên trời trực thăng bay ra hướng biển khơi. Trời tối dần. Khoảng 6 giờ 15 tối, tàu chúng tôi cập HQ-802, chỉ có Đại Tá Thiều và một quân nhân HQ bị thương là được lên HQ-802. Chúng tôi chạy ra khơi, trước mặt chúng tôi là các chiến hạm HQ-5, HQ-802, HQ-400 đang di chuyển chầm chậm, và sau lưng chúng tôi hướng 6giờ là HQ-457.

Trung Tá Thơ vẫn chưa có quyết định rõ rệt là sẽ cho tàu đi về đâu! Nhưng chúng tôi cứ theo hướng các trực thăng bay ra ngoài biển khơi. Chúng tôi bắt gặp một số tàu buôn to lớn, chung quanh đang bu đầy ghe và một số chiến đỉnh. Trên những chiếc tàu buôn này đều có TQLC Mỹ đứng gác và giữ an ninh. Chúng tôi cặp vào chiếc tàu buôn đầu tiên gặp là chiếc GreenVille Victory, và leo lên. Tôi có hỏi thăm tin tức Thiếu Tá Hội, và có người nói rằng ông ta đã di tản theo một chiếc PCF, nhưng đã bị lính trên bờ bắn chìm! Tôi thấy thương cảm cho ông ta. Nhưng cách đây vài năm, HC2 Tô Phước Hồng đã cho biết là ông ta vẫn còn sống và hiện ở bên Houston, Texas. Thật là vui mừng khi biết được tin vui này. Vì lý do chiếc GreenVille Victory chở quá đông người tỵ nạn, cho nên những người tỵ nạn chúng tôi từ CC/YTTV/Cát Lở cùng với Trung Tá Thơ đều được chuyển qua chiếc TeleColorado, và chính chiếc này đã đưa chúng tôi đến đảo Guam để làm lại cuộc đời mới.

http://www.denhihocap.com/ds2006/ncknx789.html

 

 

Leave a comment