Những ngày cuối tháng tư ĐEN tại BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN – BIỆT KHU THỦ ĐÔ

Nguyễn Văn Tòng.

https://i2.wp.com/static.panoramio.com/photos/large/80499076.jpg
Tôi được thuyên chuyển về BTL/HQ/BKTD vào khoảng giữa năm 1974 với chức vụ TLP kiêm TMT thay thế HQ Đ/T Nguyễn văn Hớn . Vị này được thuyên chuyển đến BTL/HQ/V2DH do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh là Tư Lệnh (cùng K5/HQ).

Cấp chỉ huy tôi là HQ Đại Tá Lê Thanh Truyền (cũng đã được TL/HQ thuyên chuyển cùng ngày với Đại Tá Hớn nhưng đến BTL/HQ/ V4SN), còn phải ở lại chờ HQ Đại Tá Bùi Kim Nguyệt đến nhậm chức sau. Vì vậy tôi về đại đơn vị này khoảng 1 tháng mà có đến hai cấp chỉ huy.

Do ở tại trung tâm Thủ Đô Sàigòn, nên chúng tôi cũng không có ghi nhận được hoạt động gì đáng kể của địch quân trong vùng trách nhiệm (tức là Sàigòn- Giađịnh). Đến khi BTL/QĐ2 triệt thối và kế đến QĐ1 đi tản vào những ngày cuối tháng 3/75 thì dân chúng Sàigòn bắt đầu hoang mang và lo lắng nhiều…

Một thời gian sau khi nhận bàn giao BTL, Đại Tá Nguyệt có nói với tôi như sau: “Tình hình càng lúc càng gây cấn, tụi mình được về đây để ráng mà thức đêm.”

Từ khi hai (2)VCT triệt thối,TL bảo tôi cần phải có mặt hằng đêm, dù đã có các Sĩ Quan trực nhật, để giải quyết tức thời các việc bất thần xảy ra ngoài khả năng của SQTN .

Có lẽ nhờ tư gia của Ông nằm trong vòng đai phòng thủ của HQCX (cũng là Phân Khu 2 của Đặc Khu “0”), nên không thấy “Chef ” tối ở lại đêm nào với thuộc hạ cả hoặc Ông đã có báo trước với BTL/HQ nếu có việc gì quan trong thì gọi thẳng về tư gia Ông ? Có lần giữa đêm từ BTL/HQ,  HQ Đại Tá Đỗ Kiểm TMP/HQ gọi điện thoại đến tôi ngỏ ý muốn gặp Đại Tá Nguyệt,   tôi trả lời xin gọi về nhà.

Khoảng 2 tuần lễ trước ngày 30/4, VC bắt đầu pháo kích hỏa tiễn 120 ly vào Sàigòn về đêm, hầu hết rớt xuống sông Sàigòn, tuy nhiên cũng có quả rơi gần nhà hàng Majestic, làm thương vong 1 số người đi đường và đặc biệt có 1 quả rơi sát hông bên ngoài hàng rào BTL (Trại Bạch Đằng II) làm rung chuyển tòa nhà này, rất may không ai bị thương tích gì .

Có lần tôi hỏi Đại Tá Nguyệt nghĩ gì hay có kế hoạch đi tản, nếu VC tấn công vào Sàigòn hay vào khu vục trách nhiệm HQ. Ông nói tôi sẽ không đi đãu cả, tử thủ mà thôi, cuối cùng VC mà tới nơi, tôi sẽ thí mạng với nó bằng cách cho nó lựu đạn chết hết…

Xin kể ngắn gọn tổ chức của BTL/HQ/BKTD như sau: Ngoài những đơn vị trực thuộc như:

2 chiến hạm YRBM, 2 GĐ/Xung Phong 22& 28, CCHQ/Cát lái, Ty An Ninh, Ty Quân cảng, 2 ĐĐội /Quân Cảnh v.v… BTL cũng là Đặc Khu “0” phụ trách giám sát hệ thống phòng thủ tổng quát của 3 Phân khu :

–Phân khu 1: -Trách nhiệm phòng thủ trực tiếp BTL/HQ và “nút chặn” đầu đường Hai Bà Trưng và bến Bạch Đằng do TĐ/ Tổng hành dinh đảm trách, dưới quyền chỉ huy của Tr/Tá Xuân  (K10/HQ).

–Phân khu 2 : Trách nhiệm phòng thủ trực tiếp HQCX và” nút chận” tại ngã tư Cường Để-Gia Long và “nút chận” ở đoạn đường Lê thánh Tôn do HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thiện (1)-BTL/Hạm đội đảm trách. Sau này,  Đại Tá Thiện được thuyên chuyển đi Phú quốc làm TL/HQ/V4DH và đến nay tôi đã quên người kế nhiệm ở PK2.

–Phân khu 3 :Trách nhiệm phòng thủ khu gia binh HQ và TX/ Miền Đông (tức trại Cửu Long) do HQ Đại Tá Trần Văn Triết (2) đảm trách.

Khoảng 1 tháng trước ngày 30/4, lệnh cấm trại 100% được BTL/HQ ban hành rất chặt chẽ, nên thỉnh thoảng Đặc Khu “0” ra lệnh báo động toàn diện . Tôi được chỉ định đi kiểm tra các nơi, xem các ụ súng, và các vị trí chiến đãu có đầy đủ quân nhân túc trực theo danh sách nhiệm sở tác chiến hay không.  Đồng thời trong lúc này còn có cả trăm SVSQ/HQ di tản từ Nha Trang về được BTL/HQ giao cho Đặc Khu “0” xử dụng, án ngữ rải rác ở trong Thảo cầm viên mỗi đêm, như là phòng thủ xa…

Có một lần Đại Tá Nguyệt chiếu cố đến BV/HQ chỉ thị tôi đi điểm danh bắt thần lúc 11:30 đêm xem các bác sĩ có thi hành lệnh cấm trại nghiêm chỉnh không? Tôi phải qua bệnh viện làm một việc bất đắc dĩ bằng cách “xuống nước” nhẹ nhàng với SQ/Quân y trực cho tập hợp các quân y sĩ ngoài sân để tôi điểm danh. Cũng may khoảng gần 10 bác sĩ vừa miễn cưỡng vừa tạm vui để tôi làm nhiệm vụ .

 

Ba ngày kinh hoàng cuối cùng đối với dân tộc:

Chiều ngày 28/4, sau giờ tan sở tôi vội vàng tự lái xe về nhà (tắm rửa, nghỉ ngơi, dùng cơm rồi trở vào trại), khi đến giữa cầu Thị Nghè bỗng nghe 1 tiếng nổ quá to làm rung chuyển cả vùng, tôi hướng về  Tân Sơn Nhứt  thì thấy một cụm khói đen khổng lồ hiện lên, đồng thời nghe nhiều tiếng súng lớn nhỏ nổ rang. Tôi vội lái nhanh về nhà và khi đến cổng trại Nguyễn văn Nho (Cư xá Văn Thánh HQ) tôi lại nghe nhiều tiếng trọng pháo của chiến hạm bắn lên trên không, nhìn lên trời tôi thấy một chiếc phi cơ C130 đang bay dưới lằn đạn của HQ. Về đến nhà tôi vội vã ăn một gói mì ăn liền và dặn dò 2 đứa con lớn (14 và 15 tuổi) đóng chặt cửa lại và không được ra khỏi nhà. Rời nhà, tôi lái xe ngang chợ Thị Nghè thì cảnh tượng vắng vẻ lạ thường, có một vài xe gắn máy chạy vụt qua rất nhanh–khác với mọi ngày thường là đường bị kẹt xe và người chật ních. Có một người đàn bà ôm một gói đồ ra hiệu chận tôi lại để xin quá giang tại dốc cầu, có lẽ là người lỡ đường đón xe không ai chịu ngừng lại để chở … Tôi phải khoát tay từ chối và trực chỉ về đơn vị ngay xem có việc gì cần giải quyết không? Về đến nơi tôi hơi rùng mình vì đã liều lĩnh lái xe đơn độc, không võ trang trên đường phố không người đột ngột nhu vậy. Được biết phi trường Tân Sơn Nhứt  đã bị một sĩ quan KQ phản nghịch dội bom. Tôi bắt đầu lái xe ra các nút chận quan sát và kiểm soát lại hệ thống phòng thủ đơn vị mình.

Khoảng hơn nửa khuya, Đại Tá Triết phụ trách Phân khu 3 gọi điện thoại và báo trước sẽ giải giao cho tôi một số người cư ngụ bất hợp pháp trong trại Cửu Long . Được biết Phân khu được chỉ thị cấp trên có sự phối hợp của Quân cảnh/HQ mở cuộc truy quét các người nghi ngờ đã cư trú tại các trại gia binh HQ nhằm dễ dàng xuống tàu HQ khi có Lệnh di tản. (Tôi nghi Đại Tá Nguyệt đã biết trước việc truy quét này nhưng không thông báo gì với tôi cả,) Sau một giờ, QC đưa khoảng 40 người đàn ông này vào gặp tôi. Đáng lẽ tôi phải báo cáo về nhà Đại Tá N. để xin chỉ thì,vì cảm thấy vượt quyền hạn của mình, nhưng tôi lại tự động giải quyết bằng cách hỏi ai là quân nhân thì trình thẻ căn cước/QN cho tôi. Sau khi kiểm tra giấy tờ tôi phát hiện độ hơn 10 quân nhân các cấp có cả 2, 3 cấp tá … Tôi cho lệnh trả tự do ngay những QN dó, còn lại các người dân sự tôi tạm giữ để chờ sáng hôm sau xin TL giải quyết.

Sáng ngày 29/4, tin tức nhận được cho biết địch đã chạm súng với các đơn vị Bộ binh tại nhiều địa điểm xung quanh Sàigòn, thuộc tỉnh Giađịnh . Đến trưa,  Đại Tá Nguyệt ra lệnh thả tất cả các quân nhân đang bị nhốt vì kỷ luật, kể cả các người dân sự bị bắt giữ tối qua. Tôi thấy có Phó Đề-Đốc Nguyễn Thanh Châu đang ngồi nói chuyện với Đại Tá Nguyệt Sau khi Đ/Đốc ra về, Đ/T N. cầm dây điện thoại với nét mặt giận dữ và thốt ra câu như sau: “Ai xui bảo vợ con tao sửa soạn ra đi, tao sẽ không cho đi đãu hết” và quăng điện thoại vô vách tường …Cú điện thoại này là do một quân nhân quản gia báo cáo đến ông ta … (Sau này nghe nói cấp trên của ông sắp xếp đưa vợ con ông xuống tàu trước và làm áp lực để ông phải rời đơn vị.)  Không bao lâu, Đại Tá Nguyệt rời đơn vị không lời chia tay và không còn trở lại nữa.

Nóng lòng không biết bên ngoài ra sao, tôi liền lái xe ra khỏi cổng trại Bạch Đằng 2 (tức là BKTĐ/HQ) để quan sát tình hình chung thì thấy đầy người và xe cộ từ cầu A đến Cường Để, phần đông là sĩ quan các cấp HQ và bộ binh cùng gia đình (kể cả nhiều xe dân sự còn bỏ lại súng ngắn trên xe), để chờ lệnh xuống tàu… Có một vài Sĩ quan cấp tá còn mặc áo giáp mới tinh (có lẽ vừa lấy trong kho tiếp liệu) đứng canh gia đình mình…đây là một màn biểu diễn lố bịch, không lẽ mình mặc áo giáp khi bị VC pháo kích khỏi chết, còn vợ con mình thì sao đây?  Lái xe đến BTL/HQ tôi thấy HQ TR/tá Huỳnh Duy  Thiệp (Giám đốc Thương càng Đà Nẵng) (3) đi từ BTL ra bến tàu và tôi nhớ có vẫy tay chào anh, như lời tạm biệt.. Đến cổng HQCX, tôi gặp TR/tá  Huỳnh Kim Gia (4) đứng với gia đình và chiếc xe nhà. Tôi nhớ có từ giã anh trước khi anh rời Sàigòn. Lúc này, làn sóng người bắt đầu chuyển động, hướng vào cổng HQCX để lên tàu. Rất may trọn ngày đêm 29/4 không có một cuộc pháo kích nào của địch nhằm vào khu vục HQ đang di tản..Tôi tiếp tục lái về hướng Ty Quân cảng (trong HQCX) và đến xưởng làm ghe Ferro-ciment, nhìn qua bờ kinh Thị Nghè đối diện (cũng là tư gia tôi trong cư xá), thấy hai đứa con tôi đang nhìn thèm thuồng các gia đình quân nhân HQ và TQLC đang được một LCM chuyển đưa từ cư xá Văn thánh qua bờ HQCX, nhưng chúng không để ý đến tiếng gọi của tôi từ bên kia bờ sông.Tôi cảm thấy bùi ngùi cảm xúc, mà không biết làm gì !

Nhiều biến cố dồn dập trong ngày này làm tôi quên ăn mà không thấy đói. Từ chiều đến tối, nhìn lên bầu trời tôi thấy trực thăng Mỹ bay quá nhiều từ hướng biển vào và ngược lại. Tất cả chiến hạm đều sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến, mọi ụ súng đểu có xạ thủ đội nón sắt túc trực. Không khí chiến tranh đã và đang bao trùm lên Thủ Đô thân yêu, không còn có cảnh ăn chơi, nhàn hạ, thong dong như trước. Mọi người đều ngơ ngác, chạy đôn đáo để về lo cho gia đình bằng cách này hay cách khác. Thấy một vài anh QC/HQ hì hục gỡ rối để lấy các cuộn kẻm gai (concertina) còn vướng mắc với nhau, tôi nhảy xuống xe, phụ giúp gỡ rối với các anh và quăng lên mui xe Jeep để tăng cường thêm các lớp kẻm gai tại “nút chận” Hai Bà Trưng.

Trở về văn phòng xem có việc gì cần giải quyết không, vì không còn cấp trên nữa. Điện thoại reo và Sĩ quan ở nút chận Cường Để báo cáo để xin chỉ thị– Đặc Khu 0–có cho phép mở hàng rào concertina cho xe của Tr/tướng  Lê Nguyên Khang vào trong không? Tôi hỏi trên xe có ai và được báo chỉ có tài xế thôi.Tôi tự biết giờ này mình phải chịu trách nhiệm nặng nề và giải quyết cho hợp lý và dứt khoát.Tôi ra lệnh không được mở “nút chận”, vì mỗi lần mở lối đi thì dân chúng đầy nghẹt bên ngoài sẽ ùa vào như thác đổ, trong đó nếu có những tên đặc công địch xâm nhập vào gây tiếng nổ thì cuộc di tản của HQ làm sao hoàn thành. Lúc đó, mọi quyết định sai lầm sẽ do tôi gánh chịu. Vài phút sau lại có điện thoại tại tư dinh của Tr/tướng K. yêu cầu tôi cho xe vào. Tôi xin lỗi không thể làm gì hơn và gác điện thoại.– Lúc này, tôi không biết thẩm quyền ở Phân khu 2 là ai vì mất liên lạc mà chỉ có báo cáo về Đặc Khu 0 xin chỉ thì của tôi từ các QC ở nút chận thuộc P K này–

Lòng tôi thấy nôn nao vì vợ tôi sắp sanh, tôi đã lo xa nên đưa vợ và hai đứa con nhỏ (13 và 11tuổi) đến nhà người chị ở ngã tư Phú nhuận hơn tuần nay (chỉ còn hai đứa lớn ở Cư xá Văn Thánh), mà bây giờ lại không có cách nào liên lạc được … Hơn nữa, càng lúc tình thế đã bắt buộc tôi bị “kẹt cứng” với nhiệm vụ phòng thủ nặng nề này.

Điện thoại lại reo, một giọng nói hơi lạ từ đầu dây tự xưng là Th/úy Paul (KQ) gọi vào. Cậu này cho biết là học trò cũ của vợ tôi, đang ở nhà tôi với vợ mới cưới và nói phi trường TSN đã bị pháo kích nặng nề và xưng hô với tôi là thầy với con: như sau: “Nếu thầy có về nhà thì cứu vợ chồng con, tình hình bây giờ nguy kịch lắm, ai ai cũng tìm đường thoát thân v.v…”Tôi cũng biết rõ ràng như vậy, nhưng không đem được vợ con đi thì làm sao nỡ đi một mính. Liền đó,  trong đãu tôi nảy ra một ý nghĩ táo bạo, tôi phải về đưa hai con lớn tôi đi cùng với vợ chồng cậu Paul. (Tội nghiệp cho các con tôi– do sự giáo dục khắc khe theo kiểu nhà binh, nên tôi bảo gì chúng đều riu ríu nghe theo mà không dám cãi–ở nhà có điện thoại mà chúng không dám nhắc lên gọi tôi hay báo cáo việc gì hết, dù cư xá đã vắng bóng người từ chiều. May mắn nhờ cậu Paul cầu cứu, tôi mới yên tâm phần nào để cho 2 con tôi rời gia đình với cậu học trò của vợ tôi.)
Tôi bảo Paul chờ và tôi sẽ về nhà lúc rảnh nội đêm nay.

Sắp xếp công việc nội bộ xong, tôi gọi điện thoại khoảng 9:15 tối cho Trưởng Ty Quân cảng (HQ Trung Tá    Hà Hiếu Diệp) gởi cho tôi 1 chiến đĩnh PBR đến cầu C để tôi quan sát dọc theo sông Sàigòn . Khi PBR cập vào Cơ Xưởng Hạm YRBM (tạm thời là Tạm trú Hạm cho các SVSQ/HQ/ NT di tản) chưa hết lắc lư,  tôi nhảy từ trên cao xuống tàu nhỏ và bị mất thăng bằng, té qụy, gây sưng chân mặt, ngồi dậy không nổi. Khi về đến nhà, tôi lại thấy cả phu nhân của HQ Đại Tá  Lê Hữu  Dõng  và các con. Tôi kêu mọi người lên tàu PBR và chuyển qua tàu lờn đậu trước Ty Quân cảng. Đầu tiên, tôi rất phân vân muốn bỏ nhiệm sở,  bỏ vợ con còn lại để đi với 2 con lớn. Cuối cùng tôi quyết định ở lại với nhiệm vụ trước và vợ con sau. Tôi chỉ nói một câu ngắn ngủi với con lớn là các con ở lại đây ba còn phải làm công việc khác, không hứa có trở lại với nó hay không mà chỉ nói một câu lấp lửng vậy thôi …

Khoảng hơn nửa khuya, Đại Tá Triết phụ trách Phân khu 3 gọi điện thoại và báo trước sẽ giải giao cho tôi một số người cư ngụ bất hợp pháp trong trại Cửu Long . Được biết Phân khu được chỉ thị cấp trên có sự phối hợp của Quân cảnh/HQ mở cuộc truy quét các người nghi ngờ đã cư trú tại các trại gia binh HQ nhằm dễ dàng xuống tàu HQ khi có Lệnh di tản. (Tôi nghi Đại Tá Nguyệt đã biết trước việc truy quét này nhưng không thông báo gì với tôi cả,) Sau một giờ, QC đưa khoảng 40 người đàn ông này vào gặp tôi. Đáng lẽ tôi phải báo cáo về nhà Đại Tá N. để xin chỉ thì,vì cảm thấy vượt quyền hạn của mình, nhưng tôi lại tự động giải quyết bằng cách hỏi ai là quân nhân thì trình thẻ căn cước/QN cho tôi. Sau khi kiểm tra giấy tờ tôi phát hiện độ hơn 10 quân nhân các cấp có cả 2, 3 cấp tá … Tôi cho lệnh trả tự do ngay những QN dó, còn lại các người dân sự tôi tạm giữ để chờ sáng hôm sau xin TL giải quyết.

Sáng ngày 29/4, tin tức nhận được cho biết địch đã chạm súng với các đơn vị Bộ binh tại nhiều địa điểm xung quanh Sàigòn, thuộc tỉnh Gia định . Đến trưa,  Đại Tá Nguyệt ra lệnh thả tất cả các quân nhân đang bị nhốt vì kỷ luật, kể cả các người dân sự bị bắt giữ tối qua. Tôi thấy có Phó Đề-Đốc Nguyễn Thanh Châu đang ngồi nói chuyện với Đại Tá Nguyệt Sau khi Đ/Đốc ra về, Đ/T N. cầm dây điện thoại với nét mặt giận dữ và thốt ra câu như sau: “Ai xui bảo vợ con tao sửa soạn ra đi, tao sẽ không cho đi đãu hết” và quăng điện thoại vô vách tường …Cú điện thoại này là do một quân nhân quản gia báo cáo đến ông ta … (Sau này nghe nói cấp trên của ông sắp xếp đưa vợ con ông xuống tàu trước và làm áp lực để ông phải rời đơn vị.)  Không bao lâu, Đại Tá Nguyệt rời đơn vị không lời chia tay và không còn trở lại nữa.

Nóng lòng không biết bên ngoài ra sao, tôi liền lái xe ra khỏi cổng trại Bạch Đằng 2 (tức là BKTĐ/HQ) để quan sát tình hình chung thì thấy đầy người và xe cộ từ cầu A đến Cường Để, phần đông là sĩ quan các cấp HQ và bộ binh cùng gia đình (kể cả nhiều xe dân sự còn bỏ lại súng ngắn trên xe), để chờ lệnh xuống tàu… Có một vài Sĩ quan cấp tá còn mặc áo giáp mới tinh (có lẽ vừa lấy trong kho tiếp liệu) đứng canh gia đình mình…đây là một màn biểu diễn lố bịch, không lẽ mình mặc áo giáp khi bị VC pháo kích khỏi chết, còn vợ con mình thì sao đây?  Lái xe đến BTL/HQ tôi thấy HQ TR/tá Huỳnh Duy  Thiệp (Giám đốc Thương càng Đà Nẵng) (3) đi từ BTL ra bến tàu và tôi nhớ có vẫy tay chào anh, như lời tạm biệt.. Đến cổng HQCX, tôi gặp TR/tá  Huỳnh Kim Gia (4) đứng với gia đình và chiếc xe nhà. Tôi nhớ có từ giã anh trước khi anh rời Sàigòn. Lúc này, làn sóng người bắt đầu chuyển động, hướng vào cổng HQCX để lên tàu. Rất may trọn ngày đêm 29/4 không có một cuộc pháo kích nào của địch nhằm vào khu vục HQ đang di tản..Tôi tiếp tục lái về hướng Ty Quân cảng (trong HQCX) và đến xưởng làm ghe Ferro-ciment, nhìn qua bờ kinh Thị Nghè đối diện (cũng là tư gia tôi trong cư xá), thấy hai đứa con tôi đang nhìn thèm thuồng các gia đình quân nhân HQ và TQLC đang được một LCM chuyển đưa từ cư xá Văn thánh qua bờ HQCX, nhưng chúng không để ý đến tiếng gọi của tôi từ bên kia bờ sông.Tôi cảm thấy bùi ngùi cảm xúc, mà không biết làm gì !

Nhiều biến cố dồn dập trong ngày này làm tôi quên ăn mà không thấy đói. Từ chiều đến tối, nhìn lên bầu trời tôi thấy trực thăng Mỹ bay quá nhiều từ hướng biển vào và ngược lại. Tất cả chiến hạm đều sẵn sàng ở nhiệm sở tác chiến, mọi ụ súng đểu có xạ thủ đội nón sắt túc trực. Không khí chiến tranh đã và đang bao trùm lên Thủ Đô thân yêu, không còn có cảnh ăn chơi, nhàn hạ, thong dong như trước. Mọi người đều ngơ ngác, chạy đôn đáo để về lo cho gia đình bằng cách này hay cách khác. Thấy một vài anh QC/HQ hì hục gỡ rối để lấy các cuộn kẻm gai (concertina) còn vướng mắc với nhau, tôi nhảy xuống xe, phụ giúp gỡ rối với các anh và quăng lên mui xe Jeep để tăng cường thêm các lớp kẻm gai tại “nút chận” Hai Bà Trưng.

Trở về văn phòng xem có việc gì cần giải quyết không, vì không còn cấp trên nữa. Điện thoại reo và Sĩ quan ở nút chận Cường Để báo cáo để xin chỉ thị– Đặc Khu 0–có cho phép mở hàng rào concertina cho xe của Tr/tướng  Lê Nguyên Khang vào trong không? Tôi hỏi trên xe có ai và được báo chỉ có tài xế thôi.Tôi tự biết giờ này mình phải chịu trách nhiệm nặng nề và giải quyết cho hợp lý và dứt khoát.Tôi ra lệnh không được mở “nút chận”, vì mỗi lần mở lối đi thì dân chúng đầy nghẹt bên ngoài sẽ ùa vào như thác đổ, trong đó nếu có những tên đặc công địch xâm nhập vào gây tiếng nổ thì cuộc di tản của HQ làm sao hoàn thành. Lúc đó, mọi quyết định sai lầm sẽ do tôi gánh chịu. Vài phút sau lại có điện thoại tại tư dinh của Tr/tướng K. yêu cầu tôi cho xe vào. Tôi xin lỗi không thể làm gì hơn và gác điện thoại.– Lúc này, tôi không biết thẩm quyền ở Phân khu 2 là ai vì mất liên lạc mà chỉ có báo cáo về Đặc Khu 0 xin chỉ thì của tôi từ các QC ở nút chận thuộc P K này .

Lòng tôi thấy nôn nao vì vợ tôi sắp sanh, tôi đã lo xa nên đưa vợ và hai đứa con nhỏ (13 và 11tuổi) đến nhà người chị ở ngã tư Phú nhuận hơn tuần nay (chỉ còn hai đứa lớn ở Cư xá Văn Thánh), mà bây giờ lại không có cách nào liên lạc được … Hơn nữa, càng lúc tình thế đã bắt buộc tôi bị “kẹt cứng” với nhiệm vụ phòng thủ nặng nề này.

Điện thoại lại reo, một giọng nói hơi lạ từ đầu dây tự xưng là Th/úy Paul (KQ) gọi vào. Cậu này cho biết là học trò cũ của vợ tôi, đang ở nhà tôi với vợ mới cưới và nói phi trường TSN đã bị pháo kích nặng nề và xưng hô với tôi là thầy với con: như sau: “Nếu thầy có về nhà thì cứu vợ chồng con, tình hình bây giờ nguy kịch lắm, ai ai cũng tìm đường thoát thân v.v…”Tôi cũng biết rõ ràng như vậy, nhưng không đem được vợ con đi thì làm sao nỡ đi một mính. Liền đó,  trong đãu tôi nảy ra một ý nghĩ táo bạo, tôi phải về đưa hai con lớn tôi đi cùng với vợ chồng cậu Paul. (Tội nghiệp cho các con tôi– do sự giáo dục khắc khe theo kiểu nhà binh, nên tôi bảo gì chúng đều riu ríu nghe theo mà không dám cãi–ở nhà có điện thoại mà chúng không dám nhắc lên gọi tôi hay báo cáo việc gì hết, dù cư xá đã vắng bóng người từ chiều. May mắn nhờ cậu Paul cầu cứu, tôi mới yên tâm phần nào để cho 2 con tôi rời gia đình với cậu học trò của vợ tôi.)
Tôi bảo Paul chờ và tôi sẽ về nhà lúc rảnh nội đêm nay.

Sắp xếp công việc nội bộ xong, tôi gọi điện thoại khoảng 9:15 tối cho Trưởng Ty Quân cảng (HQ Trung Tá    Hà Hiếu Diệp) gởi cho tôi 1 chiến đĩnh PBR đến cầu C để tôi quan sát dọc theo sông Sàigòn . Khi PBR cập vào Cơ Xưởng Hạm YRBM (tạm thời là Tạm trú Hạm cho các SVSQ/HQ/ NT di tản) chưa hết lắc lư,  tôi nhảy từ trên cao xuống tàu nhỏ và bị mất thăng bằng, té qụy, gây sưng chân mặt, ngồi dậy không nổi. Khi về đến nhà, tôi lại thấy cả phu nhân của HQ Đại Tá  Lê Hữu  Dõng  và các con. Tôi kêu mọi người lên tàu PBR và chuyển qua tàu lờn đậu trước Ty Quân cảng. Đầu tiên, tôi rất phân vân muốn bỏ nhiệm sở,  bỏ vợ con còn lại để đi với 2 con lớn. Cuối cùng tôi quyết định ở lại với nhiệm vụ trước và vợ con sau. Tôi chỉ nói một câu ngắn ngủi với con lớn là các con ở lại đây ba còn phải làm công việc khác, không hứa có trở lại với nó hay không mà chỉ nói một câu lấp lửng vậy thôi …

Vì vắng mặt khá lâu,  khoảng 2 giờ, có thể tất cả mọi quân nhân HQ trong đơn vị cho là tôi đã bỏ nhiệm sở, nên lúc gặp mặt tôi họ rất mừng và hỏi tôi có định ra đi không? Tôi bảo tôi ở lại với anh em chứ đi đâu nữa . Tức thì các anh chạy tới ôm và nhấc bổng tôi lên cao, có anh còn rót bia mừng tôi trở lại. Tôi cảm thấy anh em lên tinh thần mà vui lây nhưng cũng nghiêm nghị bảo giây phút này là sinh tử, rất nghiêm trọng các anh cần bình tĩnh để đối phó mọi bất trắc, nên dẹp các chai bia đi kể từ bây giò và mọi người nên trở về nhiệm sở. Anh em nghe có lý nên tan hàng.

Điện thoại vẫn reo liên hồi từ TTHQ/HQ đến TTHQ/ BKTĐ (BỘ BINH) cũng như các báo cáo của những đơn vị trực thuộc. Nhân viên trực báo có 1 ông Tướng gọi tôi. Tôi cầm máy lên và được người đầu dây xưng là Chuẩn tường Thân*, TLP/ BKTB (TH/Tướng Lâm Văn Phát là Tư lệnh) vừa được thuyên chuyển về và ngỏ ý muốn thăm HQ/ BKTD sáng mai. Tôi trả lời hân hạnh đón tiếp ông.

Khoảng 12 giờ đêm,  HQ Đại Tá CK  Trần Phước Dũ (đã giải ngũ) vào gặp tôi và cho biết đã được cấp trên bổ nhiệm chức vụ GĐ/HQCX, ông rất mừng rỡ với chức vụ mới này, đồng thời ngỏ ý yêu cầu tôi giao toán quân nhân đặc biệt họ tống cho Đại Tá N. trước đây (khoảng 6,7 người) cho ông.., tôi đồng ý giao ngay cho ông, vì tôi thấy không cần thiết đối với tôi, mặc dầu họ bắt đầu quấn quít bên tôi, như đã theo sát Đại Tá N.. Thấy tôi không đi đứng được,vì sưng nhức chân, Đại Tá D, gọi ngay điện thoại qua BV/HQ yêu cầu chụp quang tuyến X khẩn cấp chân tôi xem có bị gì không? Tôi qua Bệnh Viện,  được Y sĩ Đại Uý Nam chụp xong và cho biết không thấy xương chân bị tổn thương,  sưng đâu vài tuần sẽ bớt lần và hết.

Các chiến hạm di tản bắt đầu rời đêm 29/4 đến rạng sáng 30/4.

Điện thoại reo, tôi bóc lên và được báo cáo có một số quân nhân từ Tư dinh của một Tướng lãnh kế cận leo tường rào vào Tư dinh Đô Đốc/TL. Tôi chỉ thị QC/HQ đến bảo họ phải ra ngay. Sự việc đã được giải quyết xong.

Ngoài bến Bạch Đằng, có một số rất đông người di tản vì không rõ chiến hạm nào khiển dụng và chiếc nào không, nên đã lầm lẫn xuống 2 chiếc YRBM đậu tại cầu C. Đến khi các chiến hạm khác ngoài HQCX rời bến hết mà chờ hoài không thấy YRBM có thủy thủ đòan nào điều khiển tàu, nên họ thất vọng nằm ngồi trên cầu C để chờ sáng trở về nhà. (Tôi nghe nói lại HQ đã cho họ biết các chiếc này không chạy được nhưng họ không chịu nghe, vì cho là gạt gẫm họ). Điện thoại reo, tôi được báo cáo số người di tản ở cầu C nêu trên bị quân nhân mặc rằn ri trấn lột, và xin chỉ thị. Tôi hỏi trưởng toán QC có dẹp được êm thắm không, nên tránh nổ súng gây thiệt hại cả hai bên một cách vô ích, được không? Ngoài ra còn làm hoang mang tinh thần binh sĩ trong khu vực nữa, vì tình hình địch ở quanh ta rất nghiêm trọng, còn lo phòng thủ liên tục … Trưởng toán trả lời sẽ làm theo ý tôi. Khoảng 45 phút sau,  nhân viên báo cáo tôi là đã bắt tất cả những quân nhận trấn lột dân chúng và chờ trình diện tôi. Tôi bảo QC đem nhốt họ vào phòng giam và sáng mai quyết định, vì chuông điện thoại reo liên hồi tôi không rảnh để gặp họ ngay được.

– Sáng ngày 30/4: Chập chờn do mất ngủ suốt đêm, mở mắt đã tờ mờ sáng. Một cú điện thoại từ BTL/HQ yêu cầu tôi đến họp khẩn lúc 7:00 sáng tại BTL.  Buổi họp gồm có Đại Tá Nguyễn Văn Tấn  (Trưởng khối An Ninh) chủ tọa và các vị: HQ Đại Tá Kỹ Sư Nguyễn Gia Định – HQ Đại Tá Trần Bình Phú (Trưởng Khối NV)–dường như có HQ Đại Tá Trịnh Xuân Phong vừa thụ huấn tại trường Cao đẳng Quốc Phòng (?)—HQ Trung Tá Phan Ngọc Xuân  , một số sĩ quan khác và tôi. Với cương vị là TL/HQ (được cấp trên nào bổ nhiệm tôi không được rõ) Đại Tá Tấn nhắc nhở các thẩm quyền còn lại cố gắng giữ vững vị trí phòng thủ v.v… Khi thấy tôi mang dép, đi đứng khó khăn, Ông dự định kiếm người thay thế tôi và cho tôi nghỉ ngơi. Tôi trả lời ngay mấy tháng nay tôi đã nắm vững các hệ thống phòng thủ của Phân Khu, tôi e ngại người nào thay thế tôi sẽ rất lúng túng, xin cho tôi tiếp tục đảm nhận, chân tôi không sao cả vì đã chụp hình hôm qua rồi, chỉ không mang giầy được mà thôi.

Ngay sau buổi họp trở về đơn vị, Đại Tá Trịnh Xuân Phong gọi cho tôi biết vừa mới đảm nhiệm việc phòng thủ này ở PK2.  Tôi cho ông biết trên nóc cao ốc BTL/Hạm Đội có 2 khẩu 20 ly và 12,7 ly, ngoài các ụ súng trung, đại liên khác dọc theo vách tường HQCX.  Hai khẩu đại bác và đại liên ở cao ốc rất hữu hiệu, có tầm nhìn xa rộng rãi và hỏa lực rất mạnh để phản ứng với địch quân từ xa đến..v.v..

Khoảng hơn 10 g, HQ Thiếu Tá CB Hà Cẩm Chương (TMP/HQ của tôi) vào phòng cho tôi hay đã có lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Anh đưa radio đến cho tôi nghe, lệnh này được lập đi lập lại nhiều lần trên đài phát thanh Sàigòn. Nghe hung tin này, tôi bắt đãu rụng rời và mất tinh thần ngay. Bước ra ngoài, nhận viên đơn vị chỉ còn xuất hiện lẻ tẻ như chợ về chiều, quân nhân lặng lẽ rút lui hết 70%. Tôi nhớ dường như có liên lạc với Trung Tá Xuân để nhắc nhở tiêu hủy các tài liệu mật, nếu còn kịp. Xe Jeep và xe cộ khác còn nằm đó mà không dám xử dụng, tôi đi bộ ra cầu C, lên chiếc YRBM gặp Đại Úy  Hạm trưởng. Cũng may anh này có chiếc xe gắn máy Honda, tôi đề nghị anh chở tôi về Cư Xá, sau khi thay áo dân sự (bỏ lại 1 áo nhà binh và cấp bực trên tàu của anh) và anh cũng mặc đồ dân sự như tôi để về nhà… Vừa đến nhà tôi, anh lật đật quay xe không kịp từ giã để về với gia đình mình.

Thấy nhiều người là ra vào nhà tôi y như nhà của họ, tôi đến cửa nhìn vào thì thấy các bà vợ lính (không phải HQ) đang “hôi của” nhà tôi,  kẻ thì ôm quần áo, người thì lấy gạo và thức ăn trong bếp.Tôi tức quá, sẵn có khẩu súng Colt dấu trong người, tôi rút ra và lên đạn,  bảo họ ra khỏi nhà tôi ngay. Sau khi họ đi rồi, kiểm điểm lại tài sản thì thấy mất 1 xe Vespa (của cậu Paul bỏ lại), 1 Honda nữ,  1 xe đạp, 1 máy may. Tủ kính đựng quần áo bị đập bể, cửa tủ bị mở tung và đồ đạc, áo quần bị vứt rải rác từ nhà ra sân, hướng về các nhà của các người “hôi của ” này. Tôi quay lại hỏi đứa cháu trai tại sao có mày ở nhà mà làm thinh vậy ?  Cháu này cho biết bị các anh quân nhân rằn ri uy hiếp và đòi bắn bỏ, nếu có hành động cản trở họ. Sau đó các quân nhân này qua nhà khác để lại vợ còn họ dọn dẹp nhà mình. Cháu còn nói thêm, hiện giờ nhà nào đóng cửa, do chủ bỏ lại, thì họ sẽ bắn vào ổ khóa để vào. Nghe vậy tôi bảo mở hai cửa cái ra và tôi đứng của trước, cháu tôi ở cạnh của sau. Thật vậy, một lát sau có một tên thấy cửa mở liền đi vào rất tự nhiên, thấy mặt tôi anh ta ngượng ngùng và hỏi: Ông còn ở đãy sao? Tôi im lặng và anh ta vội bước ra khỏi nhà. Thỉnh thoảng, tôi thấy xuất hiện vài anh quân nhân mặc dân sự, mang súng M16 đi lòng vòng các nhà khác …

Thật là buồn tủi và đổi đời quá mau chóng … từ trước đến nay, Cư Xá  Văn Thánh HQ nằm trong phạm vì phòng thủ của trại Nguyễn Văn Nho gồm có Tiểu Đoàn Công Vụ TQLC, và rất nhiều gia đình SQ/HQ và TQLC (kể cả tư gia của TL,  TLP/TQLC và các Lữ Đòan Trưởng v.v..) nơi cư ngụ rất an toàn, không người lạ nào được vào, nhờ ngoài cổng có quân canh phong. Người thân đến thăm viếng phải để lại thẻ căn cước ở trạm gác.  Anh em HQ chúng tôi ra vào hằng ngày, họ chào hỏi vui vẻ đúng quân cách, nhưng bắt đầu từ ngày hôm nay chúng tôi phải sợ họ, vì tình trạng vô chánh phủ.

Ngoài ra, tôi còn lo đến mạng sống của mình không biết VC đối xử ra sao nữa? Đầu óc rối như tơ vò, tôi tự hỏi những câu hỏi về tương lại mà không có câu trả lời. Tôi nghĩ giữa người đi và người ở lại chỉ cách khoảng 24 tiếng mà người này đang ở Thiên đàng,  người kia ở Địa ngục. Chiều đến, cảnh hoang tàn và im lặng đáng sợ trong cư xá–có thể nguy hiểm đến tánh mạng về đêm–đưa tôi đến quyết định phải rời nhà chấp nhận mọi mất mát đồ đạc về đêm, tôi và đứa cháu nấu mì ăn liền và ăn xong tôi khóa cửa lại,  bắt đãu đi bộ từ nhà lên nhà người chị để gặp vợ con. Tiếng súng nhỏ vẫn nổ đều về hướng chợ Thị Nghè, nên tôi quyết định vào Trại Cửu Long, qua cầu Avalanche vào HQCX, ra đường Cường Để, Gia Long, Hai Bà Trưng đến cầu Kiệu, Võ Di Nguy, nga tư Phú Nhuận v.v… Vừa lên cầu Avalanche tôi thấy dân “hôi của” tập trung khoảng hơn 100 người tại tòa nhà BTL/Hạm Đội để giành giựt lấy gạo hay đồ đạc gì dó. Tôi định trở lại, nhưng vẫn tiếp tục đi nhanh ra khỏi cổng chánh HQCX càng sớm càng tốt. Các xưởng, ụ lớn nằm im không một bóng người làm tôi rất lo ngại, lo bọn VC hoặc đám xu thời (giờ thứ 25) đến gặp hỏi mình đi đâu đây thì trả lời ra sao? Càng muốn đi mau cũng không được, vì chân tôi bị sưng vù ở vùng mắt cá, mỗi bước đi là gây đau đớn… Vừa mới ra khỏi cổng HQCX đến ngã tư Lê Thánh Tôn-Cường Để,  thì thấy 4 tên mặc đồ đen như Nhân Dân Tự Vệ, mang súng M16 lái xe Jeep có treo cờ nửa xanh nửa đỏ (cờ MTGPMN) chạy vào HQCX. Thật là hú hồn cho tôi! Đến đường Gia Long tôi đi ngang nhà thương GRALL (Đồn Đất), xe cộ đậu dọc bên ngoài cổng nhà thương chật đường–dài độ hơn 1 cây số mà không có người. Sau này tôi biết nhiều người giàu có đã vào nhà thương Pháp để tị nạn, vì cho Pháp là nước trung lập đối với hai miền VN. Có nhiều xe hơi mất nắp bình xăng vì bị người ta hút hết xăng. Đến đường Hai Bà Trưng tôi quẹo mặt đi dọc theo bờ tường nhà thương, bỗng gặp một xác người nằm nghiêng, cạnh 1 xe Jeep quân đội đã leo lề đường, máu me đông đặc lại chung quanh  đầu (tôi nghĩ đây là một Sĩ Quan VNCH tự vận bằng súng lục, dù mặc đồ dân sự.) Tôi phải bước xuống đường tránh cảnh tượng này mà bồi hồi xúc động.

Tiếp tục qua cầu Kiệu, vừa đến chợ Phú Nhuận, từ xa ngược chiều bỗng xuất hiện một đoàn xe tăng địch đi từ ngã tư Phú Nhuận về hướng bến Bạch Đằng.  Khi đến sát lề gần tôi, các lính VC đội nón cối đứng trên xe, ghìm chặc súng trường và súng lục quơ qua, quơ lại,  trong trạng thái cảnh giác cao độ, sẵn sàng nhả đạn lúc bất cứ lúc nào… Rốt cuộc, đòan xe tăng khoảng 15 chiếc chạy xa dần và tôi cũng về đến nhà người chị để gặp được vợ con.

Tôi kể lại cho gia đình nghe, vì sao không có hai con lớn về đây nữa và an ủi gia đình yên tâm, nhờ chúng nó có vợ chồng Th/úy Paul đi theo, nhưng trong lòng cũng tan nát và nghĩ đến tương lai đen tối đang chờ đón mình.

Sau năm 1975, từ lúc còn ở trại tù CS quá khắc nghiệt từ Nam ra Bắc cho đến ngày đặt chân đến bến bờ tự do hôm nay, vài lần tôi đã có suy ngẫm cuộc đờii và tự an ủi với một chút niềm tụ hào vì mình cũng đã có đóng góp một phần nhỏ nhoi nào đó với bạn bè, đồng đội các cấp HQ còn ở lại để xây dựng “các con đê” rất hữu hiệu,  chống đỡ các đợt sóng người rất phức tạp như ngọn thủy triều hung hản định tràn vào khu vực hầu đưa vài chục ngàn Quân, Dân và gia đình được ra đi bình an trên các chiến hạm, trong có có cả hai con tôi, rồi sau đó “con đê” lẻ loi bị sụp đổ tan tành.

Một lần nữa,  xin các bạn cùng khóa 7/HQ (Đệ Nhất Thiên Xứng) và qúy phu nhân chia sẽ một chút niềm hãnh diện này với toàn thể quân nhân ở lại đã hoàn thành nhiệm vụ ngắn ngủi trong những ngày cuối cùng tại Đặc khu “0” và các Phân khu 1, 2 và 3.

Ngoài ra, có lẽ tôi không thể chấm dứt bài này mà không ghi vai hàng đến “một nhân vật rất đặc biệt,” xử thế đúng cách của một cấp chỉ huy đầy nhân cách và có lòng tự trọng cao, đó là HQ Trung Tá Nguyễn Địch Hùng (5) đương kiêm Hạm trưởng Soái hạm HQ1 Trần Hưng Đạo vào ngày cuối cùng … Được anh kể lại theo thắc mắc của tôi ở trại tù, là Hạm Trưởng có chiến hạm đang ở Sàigòn tại sao “anh gặp tôi ở đây,” như sau:

“Theo chỉ thị cấp trên, tôi đã thông báo trước cho các thủy thủ đòan là sẽ đưa các gia đình của anh em lên tàu khi có lệnh di tản. Đến ngày 29/4,  cấp trên tôi báo cho tôi biết các Hạm Trưởng sẽ được cấp xe về nhà đưa gia đình mình đi. Tôi hỏi lại còn gia đình thủy thủ thì sao thì không được trả lời thỏa đáng. Tôi bảo tài xế lái đưa tôi về nhà và sau đó tôi ở lại nhà với vợ con luôn vì tôi nghĩ mặt mũi nào tôi xuống tàu với vợ con để gặp mặt các anh em trong khi vợ con họ không được đi như tôi đã hứa trước.”

Vì lời hứa danh dự của một cấp chỉ huy mà Trung Tá Hùng đã trả một giá quá đắt cho bản thân và luôn cả gia đình khi quyết định ở lại. Đúng là Hạm Trưởng Hùng đã hành xử đúng một phần trong câu “TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM” được gắn bằng chữ đồng trên chiến hạm Hải Quân. Qúy vị độc giả có quyền nhận xét riêng,  nếu có, về vị Hạm trưởng này.

Nguyễn văn Tòng

K7- HQ-VNCH

Ghi chú:

(1), (2), (3) và (4) cùng khóa Thiên Xứng 1 với người viết.

(5) năm 1961, HQ Tr/uy Hùng đã bàn giao chức vụ Hạm Phó soái hạm HQ 331 cho người viết dưới quyền chỉ huy của HQ Đ/Úy Đỗ Kiểm. Cả hai vị này đều tốt nghiệp trường Sĩ quan HQ Pháp (Ecole Navale de Brest).

http://khoa7-hqvnch.centerblog.net/2.html

Leave a comment